Để có một không gian nội thất đẹp và sang trọng chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng dòng sản phẩm sàn gỗ công nghiệp Thuỵ Sĩ với các thương hiệu như sàn gỗ Kronotex, sàn gỗ Kronoswiss, sàn gỗ Classen,.. Đây là những thương hiệu sàn gỗ tốt nhất trên thị trường.
Xây nhà kiểu tận dụng: Cũng chẳng phải chờ tới thời bão giá hay kinh tế suy thoái thì dân tình mới thắt lưng buộc bụng, cân – đong – đo - đếm trong chuyện xây nhà. Ở nước ta, từ xưa tới nay, trong quan niệm, trong nếp nghĩ thì xây nhà là một việc cực kỳ quan trọng, là niềm mơ ước, nỗ lực cả đời người. Dẫu vậy thì số người ung dung xây nhà hiếm lắm, còn đại đa số là những người xây nhà với hoàn cảnh khó khăn, tâm trạng nhiều băn khoăn lo lắng. Người ung dung là khi có đủ mọi điều kiện thuận lợi, có đất rộng, vị trí đẹp, có đủ tiền xây như mình muốn, có đủ quyền để điều hành sai khiến. Số đông còn lại thì ngược lại, mọi thứ đều không đủ, thiếu hụt lắm chỗ, bất lợi nhiều bề… Nhà thì vẫn cứ phải xây, vì chờ đầy đủ mọi điều kiện, chờ cái tư thế ung dung thì chẳng biết đến bao giờ. Cái mình mong muốn bao giờ cũng vượt hơn những cái mình đang có, đó là một lẽ thường ở đời; mà ai cũng hiểu!
Vậy thì phải cố gắng xoay xở, phải tận dụng thôi! Rất nhiều người xây nhà cũng phải vay mượn, rồi “kéo cày” trả nợ. Đó là một câu chuyện khác, nhưng cũng không tách rời hoàn toàn. Cũng phải nói rằng, trong thời điểm hiện tại thì vấn đề nhà ở, bất động sản, mua bán, xây dựng nhà cửa đang là vấn đề rất thời sự, thời thượng và cũng là bức tranh có nhiều gam màu u ám. Giá nhà đất, giá xây lắp quá cao so với mức thu nhập của đại đa số dân chúng trong xã hội. Giấc mơ về một ngôi nhà, chốn an cư lý tưởng ngày càng trở nên xa vời, thậm chí là điều không tưởng. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta không cần ngôi nhà để sống, không có nhu cầu về mua đất, xây nhà. Không có được cái như trong mơ thì… phải giảm tiêu chuẩn giấc mơ đi thôi. Không có được biệt thự thì cố gắng “với” sang nhà phố, không được nhà phố thì tìm đến nhà nhỏ trong hẻm, hay leo lên chung cư… Không đủ tiền mua được đất rộng thì mua đất nhỏ, không có đất vuông vắn thì chấp nhận méo mó; không đủ khả năng “chơi” hàng cao cấp thì xài hàng trung bình… miễn sao cho vừa khả năng, vừa túi tiền. Bởi bản chất của câu chuyện xây nhà tận dụng này cũng chính là lý do tài chính, là tiền.
Ừ, thì bằng lòng; cố gắng tận dụng! Có ai đó nói rằng: Không có được cái mình yêu thì hãy yêu cái mình có! Cũng phải thôi… Mà đây là ngôi nhà của mình, nên càng phải yêu chứ, dù nó đang và sẽ có thể không hoàn mỹ như giấc mơ xa xôi. Những chủ nhà này, khi đóng vai khách hàng với kiến trúc sư hay mang tâm lý có phần yếm thế, thiếu tự tin cùng những “giá mà”, “nếu như” kiểu: giá mà mặt tiền rộng hơn chút nhỉ, giá mà có thêm mặt thoáng nhỉ, giá mà diện tích lớn thêm chút nữa nhỉ… cùng tâm trạng hơi e ngại… về sự nhiệt tình của kiến trúc sư trước một bài toán khó. Nhưng khi gặp kiến trúc sư rồi (tất nhiên phải gặp đúng người), thì rất nhiều chủ nhà vỡ ra rằng: “Nó” vẫn có thể rất ổn, rất đẹp, dù trên tinh thần tận dụng, tiết kiệm, dù có rất nhiều khó khăn cả khách quan và chủ quan! Nếu “nó” ổn rồi thì nó vẫn có thể hay hơn nữa. Nhưng rõ ràng, muốn xoay chuyển tình thế xấu thành đẹp, dở thành hay, ít thành nhiều, thiếu thành đủ…, tức là thay đổi theo chiều hướng có lợi, tích cực thì phải cần một bàn tay lành nghề; một vai trò tư vấn chuyên môn, chuyên nghiệp của kiến trúc sư để… tận dụng đúng cách!
Nhà khéo tận dụng, thì sẽ đỡ được nhiều chi phí xây dựng. Nhà khéo tận dụng, sẽ khai thác tốt nhất được những gì hiện có (dù có thể hiện trạng là bất lợi). Nhà khéo tận dụng, sẽ đáp ứng đủ nhu cầu của người sinh sống trong ngôi nhà đó (mà ban đầu tưởng chừng là không thể)… Và để đạt được những yếu tố đó, thì phải tận dụng đúng cách. Ở đây, cũng cần phải hiểu một cách tổng quát rằng: khéo tận dụng là tối ưu hoá những gì đang có của mảnh đất, của ngôi nhà, chứ không hẳn là một phương pháp xây nhà dành cho những cuộc đất xấu, hiện trạng xấu trở nên đẹp. Với một hiện trạng không xấu, với một khả năng tài chính không khó khăn thì vẫn cần tận dụng để làm cho tốt hơn, tiết kiệm hơn. Tận dụng tốt, hiệu quả chính là thước đo của chất lượng công trình, năng lực của người thiết kế, quản lý, thi công. Nhà khéo tận dụng là sản phẩm của một chuỗi quy trình, từ đầu tư, thiết kế, thi công, vận hành và sử dụng – tất cả đều liên quan đến nhau. Tuy nhiên, vai trò của thiết kế là quan trọng nhất, chi phối tới tất cả các yếu tố kia. Một thiết kế tốt – khéo tận dụng – sẽ làm cho việc đầu tư hiệu quả, thi công chính xác, nhanh gọn, tiết kiệm (vật tư và nhân công); cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình sử dụng (đặc biệt trong vấn đề tiết kiệm năng lượng). Việc tận dụng không phải là “tận thu”, cố gạn lấy nhiều nhất cái có lợi như kiểu tận dụng diện tích sử dụng, giảm thiểu chi phí vật tư, nhân công để tiết kiệm tiền. Tận dụng đúng cách là phải làm hài hoà tất cả, hợp lý tổng thể trong mối tương quan nhiều chiều: kinh tế, bền vững, công năng, thẩm mỹ. Một trong những nguyên tắc quan trọng của tận dụng đúng cách là vẫn phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy phạm về kỹ thuật xây dựng, các nguyên lý kiến trúc căn bản, các số liệu nhân trắc học… Không thể vì tận dụng mà lại dùng ximăng (hay vật tư khác) kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn; không thể vì tận dụng mà lại làm cầu thang nhỏ hơn, dốc hơn tiêu chuẩn sử dụng, cũng không thể vì tận dụng mà bỏ qua những yêu cầu kiến trúc liên quan thiết thực đến công năng, ảnh hưởng tới chất lượng không gian sống (như thiếu cửa sổ, hoặc cửa không đủ diện tích gây thiếu sáng, thoáng)…
Công Ty TNHH Trang Trí Nội Ngoại Thất Mạnh Trí
46 Nguyễn Chí Thanh (nối dài), P.16, Q.11, Tp. HCM
Website: http://www.manhtri.vn
Email liên hệ báo giá
info@manhtri.com
Telephone: (08) 3969 8283 - 3960 0785 - 2213 2162
Hotline: 0903 21 01 21
Fax: (08) 3960 0785
https://muabannhanh.com/0913030303/l/san-go-cong-nghiep-thuy-si