Các loại sàn gỗ tự nhiên khi được sử dụng để lát sàn hay trang trí nội thất thì thường không chỉ đẹp mà còn mang lại những không gian rất sang trọng và ấm cúng. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của ván lót sàn gỗ tự nhiên được nhiều người ghi nhận chính là có tỷ lệ co ngót khá cao theo sự thay đổi của thời tiết, độ ẩm. Và chính điều này làm cho sàn nhà lát sàn gỗ tự nhiên dễ bị cong vênh phồng rộp gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân là do đâu?
- Thứ nhất có thể là do việc lựa chọn chủng loại sàn gỗ tự nhiên để lát sàn, chọn cây họ gỗ thân mềm như Gáo Vàng, Tràm, Thông, Sồi,…Thay vì lựa chọn các loại cây gỗ quý cứng chắc như Căm Xe, Giáng Hương, Chiu Liu, Gõ Đỏ,…
Hình ảnh mẫu gỗ tự nhiên của Mạnh Trí:
Hình ảnh mẫu gỗ tự nhiên Căm Xe
Hình ảnh mẫu gỗ tự nhiên Giáng Hương
Hình ảnh mẫu gỗ tự nhiên Sồi Trắng
- Hay sử dụng quy cách gỗ không phù hợp, lưu ý các thanh gỗ càng dài thì tỷ lệ co giãn càng cao. Không những vậy, với những phòng có diện tích dưới 35m2 thì sử dụng các thanh gỗ quá dài sẽ làm cho phòng trông nhỏ lại.
- Nguyên nhân kế tiếp có thể do khâu lắp đặt, lưu ý là khi lắp đặt sàn gỗ tự nhiên phải chừa khoảng hở giữa tường và sàn gỗ từ 12mm – 14mm, khoảng hở này có thể lớn hơn nếu sử dụng nẹp viền xung quanh thay vì sài len chân tường tự nhiên. Nếu lắp đặt sát tường hay khoảng hở giữa sàn gỗ với tường quá nhỏ sẽ dẫn đến sàn gỗ bị cong vênh do khi giãn nở sàn gỗ bị cấn tường.
- Sử dụng xốp thường mà không dùng xốp bạc để lót bên dưới trước khi lắp ván sàn tự nhiên bên trên, xốp bạc thường có tác dụng chống ẩm tốt hơn nhất là khi các mí ghép giữa các đường xốp được dán bằng bang keo.
- Một nguyên nhân nữa là có thể do diện tích sàn quá lớn, nhiều phòng và lắp đặt liền sàn không sử dụng nẹp nối để chia cắt các phòng với nhau, và điều này dẫn đến độ giãn nở giữa các tấm khi kết hợp lại sẽ rất lớn và lúc này khoảng hở giữa tường và ván sàn không còn đủ lớn.
- Cũng có thể là do không sử dụng keo sữa hay đinh để gắn kết các thanh gỗ tự nhiên với nhau trong quá trình thi công mà chỉ gắn kết theo mọng hèm có sẵn. Vì mỗi thanh gỗ tự nhiên nằm ở các đoạn khác nhau của mỗi cây gỗ nên dẫn đến có độ giãn nở khác nhau, dùng keo và đinh sẽ giúp tạo thành một khối thống nhất và sẽ co giãn đều, dễ khắc phục khi sàn bị phồng rộp.
Hình ảnh cận cảnh cạnh hèm gỗ tự nhiên Căm Xe
Hình ảnh cạnh hèm gỗ tự nhiên Giáng Hương
- Thỉnh thoảng đó là do các tủ nội thất âm tường lắp đặt sau đè lên ván sàn gỗ tự nhiên, vì sức nặng của tủ không cho sàn gỗ giãn nở vì vậy sàn cũng rất dễ cong vênh, phòng rộp.
- Một nguyên nhân nữa là có thể do hơi nước, độ ẩm trong không khí hay dưới sàn ( nhất là đối với sàn chỉ cán bê tông) quá lớn. Khi sàn tự nhiên tiếp xúc với không khí ẩm lâu ngày như vậy tất nhiên sẽ bị nở ra và đến một mức nào đó nó sẽ chiếm hết phần khe hở giữa sàn gỗ với tường nhà trong lúc lắp đặt đã chừa ra, và nếu tiếp tục bị nở sàn nhà sẽ bị kích đẩy phồng lên.
- Nguyên nhân khác nữa là sàn gỗ bị sự cố ngập, tràn nước mà gia chủ không biết. Hay việc vệ sinh thường xuyên nhưng sử dụng quá nhiều nước cũng có thể gây ra hiện tượng cong phồng cho sàn gỗ.
Hình ảnh sàn gỗ tự nhiên khi lót sàn hoàn thiện:
Hình ảnh nhân viên Mạnh Trí vệ sinh sàn gỗ tự nhiên Căm Xe
Hình ảnh sàn gỗ tự nhiên Giáng Hương lót sàn kiểu xương cá
Hình ảnh lắp đặt sàn gỗ tự nhiên Sồi Trắng
Tóm lại những ai có nhu cầu sử dụng sàn gỗ tự nhiên để lắp đặt cho sàn nhà của mình thì cần lưu ý những nguyên nhân trên, để từ đó có cách phòng tránh và bảo vệ sàn gỗ tự nhiên của nhà mình một cách tốt nhất, không còn bị cong vênh phòng rộp nữa và luôn bền đẹp theo thời gian.
46 Nguyễn Chí Thanh (nối dài), P.16, Q.11, Tp. HCM
Website: http://www.manhtri.vn
Email liên hệ báo giá
info@manhtri.com
Telephone: (08) 3969 8283 - 3960 0785 - 2213 2162
Hotline: 0903 21 01 21
Fax: (08) 3960 0785